Bảo đảm dự thầu và những điều cần biết

bảo đảm dự thầu
bảo đảm dự thầu

Trên thực tế hiện nay, các vấn đề pháp lý về mời thầu, tham gia đấu thầu, bảo đảm dự thầu đều được rất nhiều người dân để ý và quan tâm.  Vì vậy Bancafin sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết này để nắm bắt thông tin nhé!

1.Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, bảo đảm dự thầu việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2.Giá trị bảo đảm dự thầu

 Tại khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

– Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

3. Hiệu lực 

Theo điều 4 khoản 11 thì:

“Thời gian có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.” Vì vậy, không có quy định giới hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu mà thời gian này phụ thuộc vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Trên đây là những điều cơ bản mà bạn nên biết về kiến thức đầu tư. Mọi thắc mắc xin liên hệ Bancafin để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.