Kinh nghiệm vàng cho những ai vay tiền ngân hàng để kinh doanh

Vay ngân hàng là việc mà hầu như người kinh doanh nào cũng đã từng trải qua. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, vay thế nào, lãi suất bao nhiêu mới là hiệu quả nhất và liệu gói vay đang sử dụng có thực sự phù hợp với điều kiện của bạn chưa? Hãy nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm quý báu dưới đây để khi có nhu cầu thì có thể lựa chọn cho mình gói vay sáng suốt nhất.

Lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu của bản thân

Vì các gói vay được thiết kế cho từng đối tượng khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn cho mình chương trình phù hợp và ưu đãi nhất.

Bạn nên tính toán được toàn bộ tình hình tại chính của bản thân, các nguồn thu nhập chủ động và bị động, cũng như nhu cầu sử dụng vốn vào những hạng mục khác nhau. Từ đó có một kế hoạch tài chính cho bản thân.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có những chương trình vay vốn khác hấp dẫn cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Sau khi đã lựa chọn được gói vay phù hợp hãy đến gặp nhân viên tư vấn đề hiểu thực sự gói sản phẩm vay của mình như thế nào.

Bạn nên tính toán được toàn bộ tình hình tại chính của bản thân, các nguồn thu nhập chủ động và bị động, cũng như nhu cầu sử dụng vốn vào những hạng mục khác nhau.
Bạn nên tính toán được toàn bộ tình hình tại chính của bản thân, các nguồn thu nhập chủ động và bị động, cũng như nhu cầu sử dụng vốn vào những hạng mục khác nhau.

Tìm hiểu kỹ lãi suất ngân hàng

Khi vay vốn mức lãi suất thấp là điều kiện rất thuận lợi cho việc trả lãi sau này, tuy nhiên đây không phải là điều duy nhất bạn cần quan tâm. Bởi vì, để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng tung ra những gói vay hấp dẫn với lãi suất ban đầu hấp dẫn (chỉ 7-8% một năm) nhưng chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn, sau đó thả nổi với mức tăng khá cao.

Phải xem xét mức lãi suất thấp nhất duy trì ổn định trong thời gian bao lâu, kèm theo biên độ thả nổi thấp (chỉ nên dao động 3-3,5%), mức lãi suất cơ sở thấp… Ngoài ra, các ngân hàng có hai hình thức tính lãi là: tính theo dư nợ ban đầu (lãi suất trên dư nợ gốc là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay) và tính theo dư nợ giảm dần (chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các kì trước đó). Vì vậy, nếu chưa nắm được các điều khoản tính lãi suất, bạn không nên đặt bút kí vào hợp đồng vay.

Hiểu rõ những khoản phí phải trả khi vay tiền ngân hàng

Nhiều ngân hàng mập mờ về lãi suất sau thời gian ưu đãi, nhiều gói tín dụng lại khiến khách hàng lao đao vì những khoản phí “trên trời”. Để tránh tình trạng này, bạn nên trao đổi các loại phí rõ ràng với nhân viên ngân hàng để không phải chịu thiệt thòi về sau.

Các khoản phí vay tiền ngân hàng thường gặp như: Phí thẩm định tài sản; Phí thanh toán chậm (phí chậm trả nợ); Phí thanh toán sớm; Phí công chứng, chứng thực; Phí giao dịch đảm bảo; Phí bảo hiểm cháy nổ; Phí phát sinh khi Ngân hàng xử lý khoản vay.

Các hồ sơ thông tin cần cung cấp cho một khoản vay kinh doanh:

Thông tin pháp lý người vay tiền ngân hàng

Thông tin về công ty: Địa chỉ công ty, giấy quyết định thành lập, thông tin về các cổ đông, GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký mã số thuế, điều lệ hoạt động, thông tin người đại diện theo pháp luật, … 

Các thông tin về pháp lý nhằm cung cấp các thông tin nhân thân cơ bản của khách hàng, tạo sự tin cậy cho ngân hàng dựa trên các thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp, đó là:

Thông tin về nhân sự, bộ máy tổ chức: Địa điểm sản xuất kinh doanh, dây chuyền thiết bị và công nghệ ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn bao gồm sơ đồ tổ chức và vận hành dịch vụ, bản mô tả bộ phận điều hành và quản lý của doanh nghiệp.

Mục đích sử dụng vốn vay

Các ngân hàng luôn muốn biết rằng mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là hợp pháp và có khả năng tạo lợi nhuận như kỳ vọng. Khách hàng cần nêu sự cần thiết của dự án, khả năng sinh lời, hiệu quả kinh tế. Trong phương án sử dụng vốn vay cần nêu các thông tin cơ bản như sau: 

  • Số tiền vay mong muốn: khách hàng cần cân đối khả năng tài chính và nhu cầu dùng vốn để quyết định số tiền đề xuất vay.

  • Phương thức giải ngân khoản vay: một lần hay nhiều lần.

  • Mục đích sử dụng vốn vay nếu được duyệt

  • Thời hạn vay vốn mong muốn: Thời gian vay tương ứng với kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng.

  • Kế hoạch rút vốn: giải ngân món vay theo tiến độ hay lịch trình cụ thể

  • Nguồn tài chính để trả nợ tiền vay: từ lợi nhuận, vốn kinh doanh hay tiền thu nhập từ phương án sử dụng vốn vay, hay từ các nguồn tài chính khác.

  • Khả năng lợi nhuận: Đây là yếu tố thể hiện khả năng tạo lợi nhuận của kế hoạch kinh doanh. Phần này là nội dung khó nhất để chiếm được lòng tin của ngân hàng khi khách hàng muốn vay vốn. Trong phần này khách hàng cần nêu được các yêu cầu chính của dự án vay vốn kinh doanh bao gồm: Xác định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra; Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào; Hiệu quả tài chính của dự án (doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ..).

Các ngân hàng luôn muốn biết rằng mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là hợp pháp và có khả năng tạo lợi nhuận như kỳ vọng
Các ngân hàng luôn muốn biết rằng mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là hợp pháp và có khả năng tạo lợi nhuận như kỳ vọng

Khả năng tài chính

Đối với khách hàng cá nhân, khả năng tài chính thể hiện thông qua nguồn thu nhập hàng tháng thông qua tất cả các hình thức như tiền lương, đầu tư kinh doanh, cho thuê nhà, và các nguồn thu nhập hợp pháp khác có thể chứng minh.

Đối với doanh nghiệp, tình hình tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế,  tổng tài sản, tài sản lưu động, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, các khoản vay hiện tại, vòng quay hàng tồn khó, …

Khả năng tài chính được xem xét bao gồm các nguồn thu dự kiến từ phương án vay vốn. Đó có thể là nguồn thu từ cho thuê tài sản hình thành từ vốn vay, nguồn thu nhập hợp pháp khi triển khai phương án, nguồn lợi nhuận dự kiến khi đầu tư kinh doanh, .. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể xem xét lựa chọn làm căn cứ trả nợ cho món vay.