Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt tại các quốc gia phát triển. Tình hình kinh tế sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới? 

1.Tình hình lạm phát tại các quốc gia phát triển 

Lạm phát hằng năm ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất còn 6.4% trong tháng 1. Ở Châu Âu, tỷ lệ này đang ở mức 8.5%, sau khi đã đạt đỉnh 10.6% vào tháng 10 năm ngoái. 

Vương Quốc Anh đang phải đối mặt với triển vọng kinh tế không mấy lạc quan. Mức lạm phát cũng đang giảm dần tại Anh. Mức lạm phát đã giảm xuống còn 10.1%. Tuy nhiên, con số này vẫn ở ngưỡng cao, gấp nhiều lần so với trước thời kỳ dịch bệnh. Đáng lo ngại hơn, cuộc chiến chống lại giá cả leo thang vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Nhiều chuyên gia quan ngại rằng tình hình giá cả leo thang có thể ảnh hướng sâu sắc đến các lĩnh vực trong nền kinh tế. 

Torsten Slok, chuyên gia kinh tế tại Apollo Global Management cho biết: “ Điểm mấu chốt là lạm phát vẫn là một vấn để nan giải”. Theo sự phân tích của chuyên gia này, tình hình giá cả hàng hóa tăng có thể còn “kéo dài”.

Tại Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, tình hình này sẽ khả quan hơn vào cuối năm nay do sự cắt giảm chi phí năng lượng toàn cầu gần đây. Nhờ nguồn năng lượng dự trữ, nhu cầu năng lượng giảm và thời tiết tương đối ôn hòa trong mùa đông này, các nước trong khu vực này đã tránh được các kịch bản ác mộng về thiếu năng lượng và có thể đối mặt với tình trạng giá cả năng lượng tăng cao.

 

 

2.Nguyên nhân của lạm phát 

Mức lạm phát đẩy lên cao do sự bùng nổ về nhu cầu hàng hóa của người dân do thời gian dài bị mắc kẹt ở nhà trong thời gian dịch bệnh trước đó và trong giai đoạn cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, theo giám đốc nghiên cứu kinh tế vĩ mô của công ty Oxford Economics – Ben May, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa đưa ra kết luận được nguyên nhân chính xác khiến tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát và các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để khắc phục.

3. Lời kết 

Tuần này, Ủy ban châu Âu đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế. Theo đó, mức lạm phát trong số 20 quốc gia sử dụng đồng Euro sẽ giảm xuống 5,6% trong năm nay và 2,5% vào năm 2024.

Tuy nhiên, giá điện vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình tại các năm trước.  Điều này sẽ tiếp tục gây khó khăn tạm thời cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo rằng, Châu Âu đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong năm nay nếu nhu cầu về năng lượng không có dấu hiệu giảm. Điều đó có thể đẩy giá năng lượng tăng cao trở lại. 

Chủ tịch Fed Jerome Powell chia sẻ rằng. “Thị trường kỳ vọng rằng lạm phát sẽ biến mất nhanh chóng và không gây thiệt hại cho nền kinh tế”. Ngoài ra ông cũng chia sẻ thêm: “Lạm phát sẽ cần thời gian để hạ nhiệt”.  

Giám đốc nghiên cứu kinh tế vĩ mô Oxford Economics- Ben May chia sẻ “Hiện vẫn chưa chắc chắn được thời điểm lạm phát hạ nhiệt. Cuối năm nay, tình trạng này sẽ được cải thiện hơn. Tuy nhiên tốc độ giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó có thể dự đoán”.