Những biến số khiến kinh tế thế giới rơi vào “bất ổn”

Trên thế giới, động lực kinh tế tăng trưởng gặp lực cản khi lạm phát, tình hình chiến sự gây thêm áp lực lên nền kinh tế đã căng thẳng từ trước đó.

Các động lực tăng trưởng kinh tế vấp phải lực cản

Vốn phụ thuộc rất nhiều vào Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, châu Âu đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện nay. Nếu nguồn cung khí đốt từ Nga sang Đức bị gián đoạn, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ bị thiệt hại 238 tỷ USD trong vòng hai năm tới – một con số gây sốc.

Tại Hoa Kỳ, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 10 năm. Tình hình này đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải xem xét rút lại các chính sách đưa ra trong thời kỳ đại dịch. Dấy lên lo ngại Fed có thể tăng lãi suất đến mức đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận mức giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước trong doanh số bán lẻ, tiêu dùng giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất từ những tháng đầu khi bùng phát COVID-19. Do lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh làm suy giảm hoạt động ở các trung tâm lớn.

Không dừng lại ở đó, các nước nhỏ cũng gặp tình trạng kinh tế khó khăn. Nhiều quốc gia lâm vào cảnh nợ nần trong 10 năm qua để đối phó với hậu quả của khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch COVID-19. Giờ đây, lãi suất bắt đầu tăng, cũng như giá của nhiều mặt hàng cơ bản như thực phẩm và nhiên liệu đang tăng.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp – đủ điều kiện cho chương trình đình chỉ nợ toàn cầu trong thời kỳ đại dịch, rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, nghèo đói vào năm 2020, so với 30% vào năm 2015, theo IMF. Đây là vấn đề khó khăn khi một quốc gia không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình và phải cơ cấu lại nợ.

Triển vọng ảm đạm đối với nền kinh tế thế giới

Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF cho thấy tăng trưởng toàn cầu trong trung hạn cũng sẽ chậm lại còn 3,3%, dưới mức trung bình 8,1% trong giai đoạn 200 -2013. IMF lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ rõ rệt hơn ở các nước nghèo nhất, đe dọa xóa bỏ thành quả của quá trình phục hồi sau đại dịch.

Mặc dù châu Âu là khu vực dễ bị tổn thương nhất, Goldman Sachs mới đây đã tuyên bố rằng xác suất xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15% và 35% trong 2 tháng tới. Và Trung Quốc có nguy cơ rơi vào suy thoái vào mùa xuân năm nay ngày càng tăng.

IMF ước tính rằng nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và làn sóng dịch COVID-19. Theo đó nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chỉ có mức tăng trưởng 3,7% năm tiếp theo. Trong khi mức này đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, là 4,4%.

Đối với lạm phát, IMF dự đoán lạm phát ở các quốc gia phát triển sẽ ở mức 5,7%, các nền kinh tế mới nổi ở mức 8,7% trong năm nay, tăng lần lượt 1,8% và 2,8% so với dự báo vào tháng 1 năm 2022. Gourinchas cảnh báo rằng lạm phát đang trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với nhiều nền kinh tế./.