Mưu lược của ông vua khu công nghiệp TNG Holdings

Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản

Bên cạnh nguồn vốn dồi dào của MSB, tham vọng đa ngành của TNG Holdings trong thời gian qua còn được thúc đẩy bởi hơn 32 nghìn tỷ đồng trái phiếu, phần lớn là trái phiếu không có bảo đảm.

Ngày 25/6/2021, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp EIP đã phát hành 1.010 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn năm. Toàn bộ số vốn huy động được sẽ được sử dụng để đầu tư vào Khu công nghiệp Quế Võ 3 với diện tích 303ha. EIP trước đây là công ty con 100% vốn của Tập đoàn Dabaco, nhưng sau đó đã được TNG Holdings âm thầm mua lại.

TNG Holdings của vợ chồng doanh nhân Trần Anh Tuấn – Nguyễn Thị Nguyệt Hường, nên biết, là nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, với loạt dự án nổi tiếng ở các tỉnh phía Bắc, tại Hưng Yên gồm KCN Lifan diện tích 18ha, KCN Minh Quang 150ha, tại Hải Dương gồm KCN Nam Sách 62ha, KCN Tân Trường 198ha, KCN Phúc Điền 82ha, tại Hà Nội có KCN Đài Tư 41ha, KCN Thạch Thất 150ha, KCN Quang Minh 344ha, tại Hà Nam có KCN Đồng Văn 2 quy mô 323ha, tại Thanh Hoá có dự án KCN Bỉm Sơn A 163ha…

Đầu năm nay, TNG Holdings công bố hoàn tất tái cơ cấu, với việc thành lập Công ty Cổ phần TNG Realty phụ trách lĩnh vực bất động sản, pháp nhân phụ trách lĩnh vực công nghiệp là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển TNI Holdings Việt Nam. Nam (TNI tham gia).

Theo giới thiệu, TNI Holdings hiện đầu tư và vận hành 14 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.000 ha, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất kinh doanh cho hơn 500 nhà đầu tư trong và ngoài nước, với số vốn đầu tư 5 tỷ USD.

Trong năm 2022, TNI Holdings cho biết sẽ đầu tư 3.000 tỷ đồng phát triển khu công nghiệp Đông Bình (Vĩnh Long) trên diện tích 350ha; khu công nghiệp Gia Lộc (Hải Dương) có diện tích 198ha, khu công nghiệp Sông Lô 1 (Vĩnh Phúc) có diện tích 177ha.

Theo kế hoạch, trong 5 năm tới, TNI Holdings Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và vận hành 5 khu công nghiệp mới tại các địa điểm kinh doanh chiến lược trên cả nước với tổng quy mô gần 1.500 ha. Kế hoạch này nhằm nắm bắt cơ hội vàng khi làn sóng di dời nhà máy sang các nước Đông Nam Á tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

TNI Holdings là một trong 2 nòng cốt chủ lực của TNG Realty, cái tên còn lại, không ai khác, là CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings) – pháp nhân phụ trách mảng bất động sản dân dụng.

Không kém cạnh TNI Holdings, TNR Holdings trong những năm gần đây đã chi “tiền tấn” để mua gom hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ từ Nam ra Bắc, thông qua loạt thành viên như Bất động sản Mỹ, Hạ tầng Nam Quang, Địa ốc Việt Hân, May Diêm Sài Gòn…Theo giới thiệu của TNR Holdings, doanh nghiệp này hiện sở hữu tới gần 300 dự án bất động sản trải dài khắp cả nước.

Không chỉ bất động sản, TNG Holdings của vợ chồng Chủ tịch Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB) còn mở rộng ra 6 lĩnh vực khác, gồm cho thuê bất động sản, dịch vụ, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, năng lượng, nông nghiệp và tài chính.

Nguồn vốn dồi dào từ nhà băng ruột MSB, và sau này là cả PGbank là bệ đỡ cho tham vọng đa ngành của giới chủ TNG Holdings. Cùng với đó, trái phiếu cũng là kênh huy động vốn ưa thích của tập đoàn này.

Cụ thể, theo thống kê của Nhadautu.vn , lô trái phiếu của EIP đã đề cập ở phần đầu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị trái phiếu mà nhóm TNG Holdings đã phát hành từ năm 2019 đến nay.

Nói rõ hơn, TNR Holdings và các thành viên khác trong tập đoàn từ năm 2019 – nay đã phát hành tổng cộng hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, trong đó TNR Holdings là cái tên tích cực nhất với 15.600 tỷ đồng, CTCP Bất động sản Mỹ là 8.300 tỷ đồng, CTCP Thương mại Quảng cáo Xây dựng Địa ốc Việt Hân là 3.800 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Quản lý Khách sạn TNH là 2.300 tỷ đồng, CTCP Năng lượng TNPower là 2.300 tỷ đồng, CTCP Thương mại Dịch vụ TNS Holdings là 490 tỷ đồng.